Trực Tiếp World Cup

Quá khứ huy hoàngAn Giang có hơn 3.200 hộ với khoả bet

【bet】Làng dệt thổ cẩm di sản của đồng bào Chăm

Quá khứ huy hoàng

An Giang có hơn 3.200 hộ với khoảng 15.000 người Chăm sinh sống,àngdệtthổcẩmdisảncủađồngbàoChăbet chiếm 0,61% dân số toàn tỉnh, tập trung ở TX.Tân Châu. Theo truyền thống, việc buôn bán của đồng bào Chăm thường do nam giới đảm nhiệm, phụ nữ chăm sóc chồng con, lo việc bếp núc và làm nghề dệt thủ công truyền thống, dần hình thành nên làng dệt. Đồng bào Chăm ở TX.Tân Châu cũng không biết nghề dệt có từ khi nào, nhưng một khu nghĩa địa cổ của người Chăm có bia khắc từ năm 1700 nên nhiều người dự đoán nghề dệt thổ cẩm đã có từ rất lâu đời.

Làng dệt thổ cẩm di sản của đồng bào Chăm  - Ảnh 1.

Phụ nữ Chăm ở xã Châu Phong, TX.Tân Châu, An Giang, bên khung dệt thổ cẩm

Trần Ngọc

Ông Ho SaId, nguyên Phó chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) dệt Châu Giang, cho biết trước năm 1975, nghề dệt của người Chăm ở đây rất hưng thịnh, gần 90% gia đình làm nghề dệt và nhà nào cũng có từ 3 - 5, thậm chí 10 khung dệt. Các sản phẩm khăn choàng, xà rông, vải thổ cẩm không chỉ tiêu thụ trong và ngoài tỉnh mà còn xuất bán sang các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và một số quốc gia theo đạo Hồi. Có thể nói, vào thời gian này, nghề dệt giúp cho nhiều gia đình người Chăm trở nên phát đạt.

Những năm 1973 - 1975, các mặt hàng công nghiệp tràn lan, hàng thủ công không còn được ưa chuộng, nghề dệt có chiều hướng mai một. Đến năm 1986 - 1987, sản phẩm dệt của người Chăm ở Tân Châu không cạnh tranh nổi trên thị trường nên nhiều gia đình bỏ nghề dệt, chỉ còn một ít hộ dân ở ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, hoạt động với 80 nghệ nhân chính.

Để níu giữ truyền thống và nếp văn hóa người Chăm, tỉnh An Giang đã có chủ trương hỗ trợ phục hồi nghề dệt. Các nghệ nhân tâm huyết với nghề đã thành lập HTX dệt Châu Giang tại ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, tập hợp các khung dệt của địa phương vào sản xuất. Nghệ nhân, thợ dệt được tập trung lại để khôi phục làng nghề dệt thổ cẩm và bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm.

Nghề lắm công phu

Điểm đặc sắc trong kỹ thuật dệt của người Chăm là làm cho hoa văn nổi lên giữa nền vải và đường chỉ ngang mà không bị che khuất giữa các màu. Khung dệt có 2 loại là dệt xà rông và dệt thổ cẩm. Khung dệt xà rông khổ rộng 1,2 m, gồm có các bộ phận chính: khung dệt, go, trục quấn sợi, bàn dập, thoi, văng, trục quấn vải. Khung dệt thổ cẩm, nhìn chung, giống khung dệt xà rông nhưng có kích thước lớn hơn.

Làng dệt thổ cẩm di sản của đồng bào Chăm  - Ảnh 2.

Thiếu nữ Chăm trong trang phục thổ cẩm truyền thống sặc sỡ

Tùy theo dệt xà rông tơ hay dệt thổ cẩm mà số lượng go nhiều hay ít. Số lượng go trên khung dệt quyết định loại hoa văn trên vải. Thông thường, khung dệt xà rông và khăn choàng thì mỗi khung dệt chỉ cần 4 bàn go, còn khung dệt thổ cẩm từ 8 - 10 bàn go. Hoa văn trên vải càng phức tạp thì số go càng nhiều và ngược lại.

Xưa kia, người Chăm tự trồng dâu nuôi tằm lấy tơ dệt vải. Hiện nay, sản phẩm dệt nơi đây sử dụng chủ yếu 3 loại sợi là tơ, chỉ cotton và polyester. Trong đó, tơ dành cho các mặt hàng dệt cao cấp, thường là trang phục cưới của cô dâu hay những trang phục lễ hội dành cho phụ nữ. Ngoài ra, do kinh Koran quy định tơ chỉ dành cho phụ nữ nên trang phục của nam giới Chăm không bao giờ sử dụng 100% tơ mà kết hợp khoảng 60% tơ với 40% chỉ cotton trong trang phục cưới hay lễ hội.

Riêng đối với kỹ thuật dệt thổ cẩm, người Chăm dùng những phương pháp đặc biệt, gọi là mắc canh, để tính kích thước vải, số sợi chỉ, tạo mẫu hoa văn trang trí trên vải từ cảm hứng lấy từ các hình ảnh, biểu tượng của thiên nhiên như: bông dâu, bông bứa, mặt võng, mặt đệm, mặt cưa, kẻ sọc, ô vuông, hoa văn nhà cổ, vân mây, hoa mây… Có thể nói, cách tạo hoa văn trên vải thổ cẩm là cả một nghệ thuật và đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật cao mới có thể thực hiện được. Làng dệt hiện chỉ có 3 người thực hiện được công đoạn này.

Điểm độc đáo trong kỹ thuật nhuộm màu tơ vải truyền thống của người Chăm là màu sắc sặc sỡ thường được lấy từ cây lá thiên nhiên. Các màu chủ đạo như: trắng, vàng, đỏ, đỏ sẫm, tím đỏ, đen, xanh được tạo ra từ vỏ và lá cây. Đặc biệt hơn, nhuộm tơ thành màu lá cây xanh biếc có lẫn ánh vàng rực rỡ, óng ả được lấy từ vỏ cây "pà huk" mọc trên núi của vùng Thất Sơn (An Giang). Sản phẩm tơ vải của làng nghề không phai màu mà càng mặc lâu màu lại càng bóng. Vì thế, các nước phương Tây rất chuộng sản phẩm dệt của vùng này.

Thời gian qua, tỉnh An Giang đã có nhiều giải pháp hỗ trợ để làng nghề dệt thổ cẩm của người Chăm ở xã Châu Phong phát triển trở lại; như hỗ trợ vay vốn, tăng cường giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm nhiều nơi trong cả nước, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử…

Vào tháng 3.2023, làng nghề dệt thổ cẩm Châu Phong được Bộ VH-TT-DL công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. (còn tiếp)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap