Sáng 31.10,úngthịtrườngbấtđộngsảncònnguyhiểmhơnthaotúngchứngkhoáwin68 bet tại kỳ họp 6, Quốc hội khóa XV, góp ý luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) đề nghị bổ sung thêm quy định cấm với hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. Cùng đó, quy định rõ các dấu hiệu của hành vi thao túng, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.
"Trong thời gian qua, hành vi thao túng đã gây bất ổn định cho thị trường bất động sản và làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước", ông Sinh nêu.
Cùng quan điểm này, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh Trịnh Xuân An (đại biểu đoàn Đồng Nai) đề nghị đưa hành vi thao túng thị trường bất động sản vào các hành vi bị cấm, đồng thời làm rõ hành vi thao túng, làm giá bất động sản.
"Cá nhân tôi cho rằng, hành vi thao túng trong bất động sản nguy hiểm không kém gì thao túng chứng khoán. Trong khi đó, hành vi thao túng bất động sản đang diễn ra tinh vi, dẫn đến tình trạng bong bóng, giá bất động sản trên trời so với thực tế và cần phải cấm trong luật, quy định cụ thể để loại trừ", ông An nói.
Theo Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng - An ninh, hành vi thao túng không chỉ gồm việc đặt giá cao khi đấu giá rồi bỏ cọc với mục đích đẩy giá, trục lợi mà còn có việc dùng dự án này để kích giá dự án khác, tạo mặt bằng giá rất cao.
"Tôi cho rằng nếu không xử lý triệt để nó sẽ tạo thành bong bóng và dẫn đến sự cố nghiêm trọng", ông An nhấn mạnh.
Dự thảo luật trình Quốc hội tại điều 8 quy định 7 hành vi bị cấm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản song không có hành vi nào liên quan tới thao túng thị trường bất động sản.
Điều tiết thế nào để không can thiệp thị trường?
Liên quan tới điều tiết thị trường bất động sản, ông Trịnh Xuân An cho biết, hiện có chuyện thị trường chênh lệch giữa phân khúc này, phân khúc kia, do đó, rất cần điều tiết. Tuy nhiên, ông An đặt vấn đề điều tiết thế nào để không can thiệp thị trường.
Ông An dẫn chứng, dự thảo luật quy định nguyên tắc: "Nhà nước chủ động, tăng cường điều tiết thị trường bất động sản trong trường hợp thị trường bất động sản có diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội" là chưa rõ, khá định tính, nhất là với điều kiện "diễn biến phức tạp".
Kế đó, về các biện pháp điều tiết thị trường, dự thảo luật dự kiến các biện pháp điều chỉnh mục tiêu, quy mô, tiến độ, cơ cấu sản phẩm của dự án; điều chỉnh dự án bất động sản…
Ông An cho rằng, các biện pháp này đều can thiệp vào dự án. Do đó, cần phải rà soát kỹ các quy định về nguyên tắc, biện pháp điều tiết thị trường bất động sản để thị trường phát triển lành mạnh nhưng cũng không can thiệp vào thị trường.
Về thẩm quyền thực hiện điều tiết thị trường bất động sản, dự thảo luật quy định Chính phủ quyết định các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh nghiên cứu, đề xuất các biện pháp điều tiết thị trường bất động sản theo quy định của luật này và theo chức năng và nhiệm vụ được giao.
Trường hợp vượt thẩm quyền, Chính phủ báo cáo, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định các chính sách, giải pháp điều tiết thị trường bất động sản.