Khai thác bệnh sử,ộisoigắpmảnhxươngcásắcnhọnnằmtrongthựcquảnrangoàtỷ lệ kèo ảo bệnh nhân cho biết có ăn cơm với cá hú, sau đó nuốt vướng đau. Bệnh nhân đã đi khám và nội soi ở bệnh viện và phòng khám tư tại địa phương nhưng không thấy dị vật. Sau đó, người nhà nhanh chóng đưa bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long.
Ngày 30.10, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trọng Tường (Khoa Nội soi, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long), cho biết tại thời điểm tiếp nhận, bệnh nhân đang trong tình trạng đau họng và nuốt vướng. Khoa Nội soi thăm khám, tư vấn người bệnh hướng xử trí. Được sự đồng ý, các bác sĩ nội soi nhanh chóng tiến hành sử dụng tiền mê.
Kết quả nội soi ghi nhận phát hiện tại vị trí miệng thực quản cách cung răng trên khoảng 14cm có dị vật là mảnh xương nhiều góc cạnh, sắc nhọn, kích thước dài nhất khoảng 22mm. Các bác sĩ xử lý gắp xương cá ra ngoài an toàn.
Hóc xương cá là một tai nạn trong ăn uống khá nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Khi xương cá đâm sâu và gây áp xe cục bộ, khi khối áp xe phát triển đến một mức độ nhất định nó cũng có thể làm tắc khí quản và ngạt thở dẫn đến tử vong. Nếu nuốt phải xương cá khi ăn cơm sẽ dẫn đến tình trạng đâm sâu hơn, có khả năng liên quan đến động mạch chủ. Hóc xương cá có thể gây thủng dạ dày, nếu không có biện pháp điều trị tích cực tình trạng thủng dạ dày sẽ dễ dẫn đến viêm phúc mạc và dẫn đến tử vong cho con người...
Theo bác sĩ Tường, nhiều người khi bị hóc xương cá thường dùng tay để móc họng, nuốt cục cơm nóng, uống nước. Tuy nhiên, cách làm này rất nguy hiểm, dễ khiến xương cá trôi sâu hơn hoặc đâm vào làm tổn thương, có thể gây thủng thực quản.
"Nếu có bất kỳ triệu chứng đau hoặc khó chịu nào thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được khám và điều trị kịp thời. Nếu không điều trị kịp thời, dị vật có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng, không nên chủ quan", bác sĩ Tường khuyến cáo.